Những chấn thương khi chơi cầu lông và cách phòng tránh hiệu quả nhất

16-10-2023 13:50
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 61 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Cầu lông là bộ môn thể thao lý tưởng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Hầu hết các động tác trong bộ môn này được thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách đánh cầu lông đúng cách. Khi không có nhiều kinh nghiệm đánh cầu lông sẽ để lại nhiều hậu quả, đặc biệt là các chấn thương. Dưới đây là bài viết về Những chấn thương khi chơi cầu lông và cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Các chấn thương người chơi cầu lông thường bị mắc phải đa số nằm ở nhóm cơ tay và cơ chân vì trong cầu lông đòi hỏi sự vận động liên tục ở hai vùng cơ bắp này và hầu hết là các tình trạng chấn thương ở chân.

1. Các chấn thương chân khi chơi cầu lông

Giãn cơ khi chơi cầu lông: 

+ Biểu hiện: Là tổn thương cơ dạng nhẹ do dây chằng, gân, cơ bị kéo giãn. Khi bị chấn thương, người bệnh thấy đau nhói ở vùng gân cơ. Sau vài phút, cảm giác đau giảm và vùng bị tổn thương sẽ sưng nhẹ. Lúc này dây chằng đã bị tổn thương nên buộc bệnh nhân phải ngừng hoạt động, nếu tiếp tục vận động, máu sẽ tụ lại nhiều, không có lợi cho việc điều trị sau đó.

Giãn cơ khi chơi cầu lông - Chấn thương trong cầu lông

Căng cơ:

+ Biểu hiện: Ở đây các sợi cơ đã bị căng quá mức hay co lại quá nhanh nên bị rách. Một vài sợi cơ bị đứt sẽ khiến đau nhiều nên phải ngưng hoạt động. Vết máu sẽ tụ thành vết bầm sau một thời gian.

Rách cơ:

+ Biểu hiện: Khi bị rách cơ sẽ xuất hiện vết bầm do các sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Triệu chứng của hiện tượng rách cơ đó là cơ thể có cảm giác đau dữ dội và phải ngưng hoạt động hoàn toàn.

Chấn thương khớp gối:

+ Chấn thương đầu gối trong cầu lông là khi khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Hoặc, do người chơi cố sức dậm nhảy đánh cầu quá nhiều.

Chấn thương khớp gối - Chấn thương trong cầu lông

Lật mắt cá khi đánh cầu lông:

+ Khi một người chơi cầu chuyển hướng một cách đột ngột nhất là khi đang mệt. Trong các pha cầu thực hiện các động tác quay, xoắn quá mức sẽ dễ dàng làm mắt cá chân bị “lăn” và dây chằng níu giữ nó có thể bị xé rách làm mắt cá bị tổn thương.

Lật mắt cá khi đánh cầu lông - Chấn thương trong cầu lông

2. Các chấn thương vùng tay khi chơi cầu lông

Chấn thương khớp khuỷu tay: Đây là loại chấn thương thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông, do khi đánh cầu tập trung chủ yếu sức ở vùng khuỷu tay và sử dụng khớp khuỷu quá sức, lâu ngày có thể dẫn đến những chấn thương tại khớp.

Các chấn thương cầu lông thường gặp - chấn thương khớp khuỷu tay

Chấn thương cổ tay khi chơi cầu lông: Nguyên nhân gặp chấn thương là khi té chống tay xuống đất hay do sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi đánh cầu.

Chấn thương khớp vai trong cầu lông: Khi cung vợt không đúng cách hoặc theo sự vận động tự nhiên sẽ khiến khớp vai bị tổn thương. Cơn đau ban đầu có thể là cấp tính và dễ bị bỏ qua nhưng sẽ trở thành mãn tính nếu lặp lại nhiều lần.

Cách tránh chấn thương khi chơi cầu lông

Để tránh các chấn thương khi chơi cầu lông, bạn cần phải chăm chỉ luyện tập cho mình một cơ thể khỏe mạnh, rèn sức bền của cơ thể. Bên cạnh đó cần:

- Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên.

- Sử dụng vợt chất lượng và phải phù hợp với bản thân, các động tác phải đúng kỹ thuật để tránh những chấn thương cầu lông khi chơi.

- Không luyện tập quá mức khi chơi, cần luyện tập vừa đủ để các khớp được nghỉ ngơi.

- Tập khởi động kỹ trước khi thi đấu hoặc chơi cầu lông.

- Tập bật nhảy giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn và khỏe hơn.

- Mang giày vừa chân không nên mang giày quá chất hay quá rộng sẽ dễ gây tổn thương cho vùng chân.

- Sử dụng các dụng cụ phòng chống chấn thương.

Trên đây là bài viết về Những chấn thương khi chơi cầu lông và cách phòng tránh hiệu quả nhất mà ShopVNB chia sẻ đến bạn, mong các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về những chấn thương trong cầu lông để biết cách phòng tránh và khắc phục. Chúc bạn thành công!

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng